KHỚP CẮN SÂU NẶNG – NHỮNG ĐIỀU BẠN CẦN BIẾT

Tình trạng khớp cắn sâu nặng mặc dù ít người gặp phải nhưng lại rất khó khăn trong việc điều trị cũng như gây ra nhiều ảnh hưởng nghiêm trọng đến vẻ ngoài cũng như tình trạng sức khỏe người bệnh.

1. Định nghĩa về khớp cắn sâu nặng

Khớp cắn sâu nặng là tình trạng răng hàm trên hạ xuống quá thấp, bao phủ gần như toàn bộ hàm dưới. Thông thường hàm trên sẽ che lấp hàm dưới 1 đoạn khoảng trên 6 mm.

Tình trạng này còn được biểu hiện rõ ràng qua những dấu hiệu như:

– Răng ở hàm trên và hàm dưới không có sự tương quan. Khi răng ở trạng thái nghỉ, răng cửa hàm trên bao trùm toàn bộ răng cửa hàm dưới.

– Nhóm răng hàm ở phía sau vẫn tiếp xúc với nhau nhưng không nhiều.

2. Nguyên nhân của khớp cắn sâu nặng

Khớp cắn sâu ở mức độ nặng cũng có nguyên nhân tương đương như những trường hợp khớp cắn sâu thông thường khác. Chủ yếu bạn có thể quan tâm đến những nguyên nhân chính sau:

2.1 Yếu tố bẩm sinh di truyền

Khớp cắn sâu tình trạng nặng có khả năng di truyền qua nhiều thế hệ. Nếu gia đình bạn có ông bà hay bố mẹ gặp tình trạng khớp cắn sâu thì khả năng cao bạn cũng gặp tình trạng tương tự.

2.2 Do răng mọc không đúng vị trí

Những trường hợp khớp cắn sâu nặng do răng cũng rất phổ biển. Khi răng mọc lộn xộn ở mức độ nặng: răng hàm trên phát triển hơn, mọc chòi về phía trước, răng hàm dưới kém phát triển, mọc lùi vào trong hàm.

Điều này khiến bạn bị sai khớp cắn nghiêm trọng, cụ thể là bị khớp cắn sâu.

2.3 Do thói quen xấu hồi nhỏ

Một số thòi quen xấu của trẻ ảnh hưởng đến quá trình hình thành khớp cắn sâu như: mút ngón tay, lấy lưỡi đẩy răng, ngậm ti giả lâu, dùng tay chống cằm… Do răng trẻ còn chưa ổn định nên rất dễ bị xô lệch và hình thành khớp cắn sâu.

Nếu ở giai đoạn này cha mẹ không có biện pháp điều trị kịp thời cho con, rất dễ ảnh hưởng đến sự hình thành và phát triển răng trẻ trong tương lai.

Khớp cắn sâu do thói quen mút tay từ bé

2.4 Cấu trúc xương hàm bị lệch

Xương hàm sai lệch bẩm sinh là nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng khớp cắn sâu nặng. Ở trường hợp này, xương hàm dưới phát triển kém nên nhỏ và có xu hướng dịch vào phía trong. Ngược lại xương hàm trên nhô dần ra ngoài, phát triển mạnh hơn hẳn.

Lâu dài răng ở 2 hàm cũng có xu hướng mọc lệch theo xương hàm nên gây nên hiện tượng lệch khớp cắn trầm trọng.

3. Khớp cắn sâu nặng gây tác hại gì?

Khớp cắn sâu mức độ nặng gây rất nhiều tác hại cho người bệnh, nghiêm trọng nhất vẫn là các vấn đề về thẩm mỹ cũng như chức năng ăn nhai. Ngoài ra còn những tác hại chủ yếu sau:

3.1 Gây mất mỹ quan khuôn mặt

Khớp cắn sâu sẽ không ảnh hưởng nhiều đến tính thẩm mỹ nếu bạn đang ở tình trạng nhẹ hoặc trung bình. Đối với những tình trạng khớp cắn sâu mức độ nặng, gương mặt thường biến dạng, mất đi sự cân đối như: cằm ngắn, xương hàm nhô về phía trước, nụ cười hở lợi, hô nhẹ, không được tự nhiên…

3.2 Tổn thương cấu trúc răng, nướu

Cấu trúc răng rất dễ bị bào mòn do sự cọ sát giữa răng hàm dưới và mặt trong của răng hàm trên. Răng dưới thường va chạm với nướu của răng trên, khiến phần nướu đau đớn, lở loét, hình thành các bệnh viêm nhiễm về nướu.

Hơn nữa sự va chạm lệch lạc giữa 2 hàm răng này lâu dài cũng khiến men răng tại vị trí va chạm sẽ mòn dần, lộ ngà và gây ê buốt khi ăn, nhai.

Khớp cắn sâu không điều trị sớm có thể gây tổn thương răng

3.3 Chức năng ăn nhai của răng

Khớp cắn sâu nặng dẫn đến tình trạng 2 hàm răng không có sự tương quan với nhau nên  ảnh hưởng nghiêm trọng đến khả năng ăn nhai. Hai hàm răng không khớp nhau nên thức ăn không được nghiền kỹ, lâu dần sẽ khiến bạn mắc các bệnh lý về đường ruột, tiêu hóa cũng như dạ dày.

Ngoài ra các trường hợp khớp cắn sâu mức độ nghiêm trọng khác còn khiến việc phát âm gặp khó khăn như nói ngọng, không rõ tiếng… Thậm chí tình trạng này có thể gây nên bệnh rối loạn khớp thái dương hàm nếu để bệnh quá lâu và không chữa trị.

4. Điều trị khớp cắn sâu nặng như thế nào?

Đối với những trường hợp khớp cắn sâu ở mức độ nhẹ hay trung bình có thể dễ dàng điều trị với nhiều cách khác nhau. Nhưng khớp cắn sâu nặng do tình chất nghiêm trọng hơn nên chỉ có thể điều trị bằng 1 trong những phương pháp sau:

4.1 Đánh lún răng

Kỹ thuật đánh lún răng phù hợp với những bạn có tình trạng khớp cắn sâu nặng do răng hàm trên quá dài, che phủ toàn bộ răng hàm dưới. Nhưng điều kiện là  răng cần đều và không có sự sai lệch từ xương hàm.

Để thực hiện phương pháp này, bác sĩ sẽ sử dụng 1 chiếc minivis nhỏ để cắm vào xương hàm. Sau đó bác sĩ sẽ cần dùng thêm dây thun, lò xo để kết nối minivis với nhóm răng cửa hàm trên để đánh lún răng.

Đối với những kỹ thuật chỉnh nha chuyên dụng này, bạn cần có sự thăm khám, kiểm tra kỹ lưỡng từ bác sĩ chuyên môn cao

Cải thiện khớp cắn sâu nặng bằng việc đánh lún răng

4.2 Niềng răng điều trị khớp cắn sâu nặng

Niềng răng chữa trị khớp cắn sâu nặng là phương pháp rất hiệu quả mà nhiều người lựa chọn. Phương pháp này phù hợp với những đối tượng khớp cắn bị sâu ở mức độ nặng do vị trí các răng chưa được chuẩn.

Niềng răng đối với trường hợp này sẽ khác với kỹ thuật niềng răng thông thường 1 chút, thêm 1 bước nâng khớp cắn. Mục đích của việc nâng khớp cắn là để tránh răng cửa hàm trên đè vào và làm hỏng móc cài ở hàm dưới. Kỹ thuật nâng khớp cắn thực chất nha sĩ sẽ gắn thêm 1 vài khí cụ chuyên dụng vào hàm trên để ngăn không cho hàm trên cắn xuống quá sâu, chạm vào hàm dưới.

Quy trình niềng răng trị khớp cắn có mức độ lệch nặng thường có những bước như sau:

– Bước 1: Thăm khám

Ở bước này bác sĩ sẽ khám toàn diện về tình trạng răng miệng cũng như mức độ sai lệch của khớp cắn, từ đó có phương pháp điều trị phù hợp.

– Bước 2: Chế tác niềng

Trước khi chế tác niềng, bác sĩ sẽ tiến hành lấy dấu răng cho khách hàng. Dấu răng sẽ giúp cho việc chế tác niềng được chính xác hơn.

– Bước 3: Đeo niềng

Sau khoảng 1 tuần chế tác niềng, bạn được hẹn lên nha khoa để đeo niềng. Đồng thời các bác sĩ sẽ hướng dẫn bạn chi tiết về loại niềng răng mà bạn đã lựa chọn.

– Bước 4: Tái khám

Sau mỗi khoảng thời gian quy định, bạn sẽ lên nha khoa để tái khám. Tại những thời điểm này, bác sĩ sẽ kiểm tra về mức độ dịch chuyển của răng và có những điều chỉnh nếu cần thiết.

Kỹ thuật niềng răng có rất nhiều phương pháp để bạn lựa chọn như niềng răng mắc cài, niềng răng trong suốt, niềng răng mặt trong… Mỗi phương pháp sẽ có những ưu nhược điểm và mức giá riêng.

Đối với người bị mắc khuyết điểm về răng như này thông thường các bác sĩ sẽ chỉ định dùng niềng răng mắc cài do phương pháp này có lực siết mạnh và ổn định hơn nên phù hợp với tình trạng này hơn.

4.3 Phẫu thuật chỉnh hàm

Chủ yếu các trường hợp khớp cắn sâu nặng đều là do xương hàm sai lệch. Đối với những tình trạng này bắt buộc phải tiến hành phẫu thuật chỉnh hàm. Quá trình phẫu thuật khá rắc rối nên bắt buộc phải được thực hiện tại các cơ sở lớn, đầy đủ trang thiết bị và được thực hiện bởi bác sĩ nha khoa chuyên môn cao.

Đầu tiên các bác sĩ sẽ thực hiện cắt bớt 1 phần xương hàm, sau đó điều chỉnh sao cho xương hàm cân đối, cải thiện được tình trạng khớp cắn sâu.

Sau khi xương hàm phục hồi hoàn toàn, nếu bạn gặp cả tình trạng răng khấp khểnh, không đều thì cần tiến hành thêm niềng răng. Nếu răng cân đối thì sẽ không cần niềng răng.

Phẫu thuật chỉnh hàm tuy khá tốn kém và phức tạp nhưng lại điều trị triệt để được khuyết điểm răng miệng này

Phẫu thuật chỉnh hàm khớp cắn sâu nặng

Khớp cắn sâu nặng để điều trị thành công cần có sự thăm khám chi tiết từ bác sĩ chuyên khoa. Chính vì vậy bạn nên đến các cơ sở nha khoa để có phương pháp điều trị phù hợp nhất với tình trạng của mình.


Gọi tư vấn

Địa chỉ
Nhận khuyến mãi
Chat fb Zalo