Mắc cài sứ

1. Niềng răng mắc cài sứ là gì?

Giống với phương pháp niềng răng mắc cài kim loại, sử dụng hệ thống mắc cài và dây cung để kéo răng về đều và đúng vị trí trên hàm. Điểm khác biệt duy nhất là các mắc cài được làm từ chất liệu sứ cao cấp, có màu trùng với màu răng nên có tính thẩm mỹ hơn. Phương pháp này giúp khắc phục hiệu quả các trường hợp răng hô, móm, thưa, lệch lạc…

Hiện nay phương pháp niềng răng mắc cài sứ có hai dạng: Niềng răng mắc cài sứ truyền thống và niềng răng mắc cài sứ tự buộc/tự đóng.

– Niềng răng mắc cài sứ truyền thống: Sử dụng mắc cài cố định trên răng, dây cung nằm trên các rãnh mắc cài sứ để tạo lực siết giúp răng di chuyển. Đặc biệt phương pháp này sử dụng thun nha khoa để buộc dây cung vào các rãnh mắc cài.

– Niềng răng mắc cài sứ tự buộc/tự đóng: Có cấu tạo giống với niềng răng mắc cài kim loại và mắc cài sứ thông thường. Các mắc cài được làm bằng sứ có chốt tự đóng hoặc nắp trượt tự động ngay trên các rãnh mắc cài, thay thế cho dây thun của các mắc cài thường.

2. Ưu điểm và nhược điểm của niềng răng mắc cài sứ

2.1 Ưu điểm của niềng răng mắc cài sứ

 Hiệu quả chỉnh nha cao: Niềng răng mắc cài sứ với hệ thống dây cung và mắc cài giúp quá trình niềng răng diễn ra liên tục và ổn định. Niềng răng mắc cài sứ có thể khắc phục tình trạng răng hô, móm, thưa, lệch lạc… từ những ca đơn giản, trung bình đến phức tạp. Mang lại hàm răng đều đẹp và nụ cười tự tin cho bạn.

– Tính thẩm mỹ cao: Khác với niềng răng mắc cài kim loại, niềng răng mắc cài sứ có màu sắc tương đồng với màu răng thật, nên khi cười, giao tiếp người khác khó phát hiện bạn đang niềng răng. Vì thế, phương pháp này đặc biệt phù hợp với những bạn có công việc thường xuyên phải giao tiếp, người nổi tiếng…

– An toàn với người niềng: Mắc cài được làm từ chất liệu sứ nên khá lành tính, người niềng răng có thể yên tâm, không cần sợ bị kích ứng hay khó chịu trong quá trình niềng.

2.2 Nhược điểm của niềng răng mắc cài sứ

– Chi phí cao: Vừa đảm bảo hiệu quả niềng răng, vừa đảm bảo tính thẩm mỹ, nên không có gì khó hiểu khi niềng răng mắc cài sứ có chi phí cao hơn niềng răng mắc cài kim loại. Trung bình niềng răng mắc cài sứ cao hơn khoảng từ 10 – 15 triệu.

– Dễ vỡ khi va chạm mạnh: Một nhược điểm khá lớn của niềng răng mắc cài sứ là dễ vỡ, bể khi bạn va chạm mạnh hoặc luyện tập thể thao thường xuyên. Tuy nhiên, bạn không cần quá lo lắng, với sự phát triển của Y khoa hiện nay, tình trạng bị vỡ rất ít khi xảy ra.

– Cộm và khó chịu ở thời gian đầu: So với các loại niềng răng thông thường khác, chốt niềng răng mắc cài sứ lớn hơn một chút, nên khi mới gắn về có thể làm bạn khó chịu và vướng víu một vài ngày đầu. Nhưng khoảng 1 tuần, khi bạn quen với những khí cụ trong miệng thì sẽ trở lại bình thường.

3. Quy trình niềng răng mắc cài sứ

Giai đoạn 1: Khám tổng quát và tư vấn

Khi bạn đến nha khoa tư vấn, Bác sĩ khám răng – miệng tổng quát. Bạn sẽ được lấy dấu mẫu hàm, chụp phim X-quang, ảnh chụp trong miệng, ngoài mặt và mẫu hàm giúp Bác sĩ phân tích chính xác tình trạng răng, lên kế hoạch điều trị rõ ràng.

Giai đoạn 2: Điều trị tổng quát

Trước khi gắn mắc cài Bác sĩ tiến hành kiểm tra và điều trị các bệnh về răng miệng (nếu có) như sâu răng, viêm nha chu, lấy vôi răng…để tránh các bệnh lý phát sinh trong suốt quá trình niềng răng.

Giai đoạn 3: Gắn khí cụ

Tuỳ vào tình trạng răng mà Bác sĩ điều trị sẽ tiến hành gắn các loại khí cụ cho bạn như tách kẽ, lấy dấu có khâu, gắn khâu…

Giai đoạn 4: Gắn dây cung và mắc cài

Mắc cài sứ được gắn trực tiếp trên răng, dây cung được đặt vào rãnh các mắc cào để tạo lực siết di chuyển răng. Ở giai đoạn này, bạn sẽ được Bác sĩ hướng dẫn chi tiết cách chăm sóc răng miệng trong quá trình niềng răng.

Giai đoạn 5: Tái khám niềng răng

Sau khi tiến hành gắn mắc cài, thông thường khoảng 3 đến 6 tuần, Bác sĩ sẽ hẹn bạn đến nha khoa để điều chỉnh dây cung và mắc cài. Khi tái khám, Bác sĩ sẽ kiểm tra các mắc cài, tăng lực siết hàm và vệ sinh răng miệng, cạo vôi răng…

Giai đoạn 6: Tháo niềng và đeo hàm duy trì

Nhận thấy răng bạn đã đều và ổn định, Bác sĩ sẽ tiến hành tháo mắc cài, dây cung và các khí cụ trên răng của bạn. Ở giai đoạn này để đảm bảo răng không di chuyển về vị trí ban đầu, sau khi tháo niềng, Bác sĩ khuyên bạn nên đeo hàm duy trì thường xuyên để răng ổn định.

 

NHA KHOA ĐỨC HẬU- NHA KHOA UY TÍN NỤ CƯỜI TỰ TIN

Cơ sở 1: số 213 Lê Quý Đôn (ngã tư chợ Bo)  tp.Thái Bình, tỉnh Thái Bình

Cơ sở 2: số587 Lê Quý Đôn (ngã tư Ngô Quyền- Lê Quý Đôn)  tp.Thái Bình, tỉnh Thái Bình


Gọi tư vấn

Địa chỉ
Nhận khuyến mãi
Chat fb Zalo