GHÉP XƯƠNG TRONG CẤY IMPLANT

Quá trình cấy ghép Implant kết hợp nhiều kỹ thuật nha khoa, trong đó có kỹ thuật ghép màng xương. Dưới đây là những điều bạn cần biết về cấy ghép màng xương trong trồng răng Implant.

Hình minh họa của cấy ghép màng xương

 1. CẤY GHÉP MÀNG XƯƠNG TRONG TRỒNG RĂNG IMPLANT LÀ GÌ?

Cấy ghép màng xương trong trồng răng Implant là một kỹ thuật nha khoa, sử dụng những miếng màng xương nhân tạo để cấy trực tiếp vào vùng mô mềm vừa được cấy xương nhằm tăng độ dày, giúp xương cứng chắc hơn, cải thiện chức năng sinh lý và thẩm mỹ của sóng hàm. Nó cũng có thể đắp bên ngoài vết thương vừa cấy ghép, giúp nhanh chóng lành thương hơn.

Màng xương sử dụng trong cấy ghép Implant là những sản phẩm sinh học nhân tạo tái thẩm thấu dành cho xương và mô. 

2. CẤY GHÉP MÀNG XƯƠNG CÓ BẮT BUỘC?

Trong cấy ghép Implant thì cấy ghép màng xương không phải là kỹ thuật bắt buộc phải thực hiện trong tất cả các trường hợp. Chỉ trong vài trường hợp xương hàm của bệnh nhân không đủ các điều kiện về số lượng, chất lượng, bác sĩ mới chỉ định ghép màng xương.

Kỹ thuật cấy ghép màng xương thường đi đôi với ghép xương, nhằm bổ trợ cho quá trình ghép xương diễn ra an toàn, nhanh tích hợp với cơ thể. 

Cấy ghép màng xương còn có vai trò quan trọng trong việc giữ vững trụ Implant bền chắc, đảm bảo quá trình trồng răng Implant được thực hiện thành công.

3. CÁC LOẠI MÀNG XƯƠNG SỬ DỤNG TRONG CẤY GHÉP RĂNG IMPLANT

  • Màng xương tự tiêu:

Là các loại màng nhân tạo từ Collagen có cấu tạo 3 chiều, thô và xốp, được thiết kế để hỗ trợ mô hướng dẫn và tái tạo xương. Màng có thời gian tự tiêu hủy từ 2 – 3 tháng, tương tự với thời gian phục hồi và tái sinh tự nhiên, hỗ trợ quá trình tích hợp giữa trụ Implant và xương hàm. 

  • Màng xương không tiêu: 

Các loại màng không tiêu sử dụng trong cấy ghép màng xương như màng Cellulose, màng PTFE, lưới Titan tạo khung cứng chắc và ổn định cho vùng ghép, chống lại các lực đè ép từ bên ngoài.

Tuy nhiên, hạn chế của loại màng này là phải thực hiện thêm một lần phẫu thuật để lấy bỏ màng sau thời gian tái tạo xương

4. KHI NÀO THÌ CẦN PHẢI CẤY GHÉP MÀNG XƯƠNG?

Muốn thực hiện được trồng răng Implant, số lượng và chất lượng xương hàm phải đảm bảo là điều kiện tiên quyết. Trong những trường hợp bị mất răng lâu năm, xương hàm sẽ bị tiêu nhiều.

Một số trường hợp thiếu xương khác làm cho phần mô nướu và xương hàm không đủ điều kiện về chiều dày, độ cao, độ rộng, … để thực hiện trồng Implant. Lúc này, việc ghép xương đi kèm với ghép màng xương là điều cần thiết.

Các trường hợp cụ thể cần ghép màng xương:

  • Xương hàm quá mỏng, mềm và yếu do bẩm sinh: vùng nướu răng nhỏ và hẹp hơn bình thường. hỏng màng xương khi đặt implant
  • Xương hàm bị tiêu do mất răng lâu năm: vùng nướu tại các vùng mất răng bị teo lại và dàn sát vào khoang miệng trên hoặc dưới. Dẫn đến các tình trạng tụt nướu, mặt chảy xệ, hóp má, …
  • Xương hàm bị chấn thương do tác động bên ngoài: vùng nướu dày mỏng không đồng đều.

5. TÁC DỤNG CỦA VIỆC CẤY GHÉP MÀNG XƯƠNG

Việc cấy ghép màng xương trong implant có tác dụng như một rào chắn ngăn giữa các mô. giúp ngăn cản sự xâm chiếm mô xương bởi các nguyên bào sợi trong quá trình phục hồi và tái sinh xương. 

 

 Lớp màng xương bao bọc, bảo vệ phần xương vừa được cấy ghép

  • Luôn được bác sĩ chỉ định thực hiện kèm với quá trình ghép xương bởi những tác dụng của phương pháp này:
  • Cấy ghép màng xương có tác dụng tạo thành khung xương, bảo vệ và cố định lại phần xương hàm được cấy ghép.
  • Có tác dụng cầm máu nhanh chóng từ 1 – 4 phút, không tạo thành các cục máu đông, dễ dàng làm sạch vết thương, tránh được các nguy cơ nhiễm trùng, hoại tử.
  • Bảo vệ các khu vách mềm, khu vực khó lên da non, những vết khâu gồ ghề, mép của các vết khâu ruột và mạch máu.
  • Hạn chế sự xâm lấn của các mô mềm làm ảnh hưởng đến hiệu quả của phần xương mới được cấy ghép vào.
  • Màng xương làm từ Collagen được cấy ghép từ các tế bào khác loại, đóng vai trò bàn đạp trong việc làm vô dụng các loại vi khuẩn, virus và Prion.
  • Collagen trong màng xương là một loại protein chứa các mô liên kết giúp thúc đẩy quá trình hình thành mô hạt, kích thích tái sinh các mô mới trong giai đoạn phục hồi xương.
  • Đặc biệt, khi thực hiện cấy ghép màng xương trong Implant sẽ giúp xương được vững chắc lâu dài. Từ đó, trụ Implant được bền chắc hơn và ngăn chặn tình trạng tiêu xương tái phát.

6. LƯU Ý TRƯỚC VÀ SAU KHI GHÉP XƯƠNG

Trước khi ghép xương

– Tránh tuyệt đối chất kích thích như rượu , bia, thuốc lá,…trước và sau khi ghép xương ít nhất 14 ngày.

– Các bệnh răng miệng phải được điều trị dứt điểm trước khi tiến hành ghép xương.

Sau khi ghép xương

– Sau ghép xương, vết thương sẽ rất nhạy cảm và có dấu hiệu đau, sưng. Vì vậy, bạn nên uống thuốc giảm đau đầy đủ theo toa bác sĩ.

– Không dùng lưỡi hoặc vật cứng chạm vào vùng ghép xương.

– Hạn chế tối đa hắt hơi, ho, khạc nhổ mạnh khiến vùng ghép xương bị tổn thương.

– Sau mỗi bữa ăn nên vệ sinh bằng nước súc miệng mà bác sĩ chỉ định.

– Vài ngày đầu sau cấy ghép xương chỉ nên ăn thức ăn mềm, dễ nuốt như cháo, súp… Tránh các thức ăn dai, cứng, quá nóng hoặc quá lạnh.

Cuối cùng, để quá trình cấy ghép màng xương trong Implant diễn ra an toàn và không ảnh hưởng đến sức khỏe cơ thể, bạn nên lựa chọn một nha khoa uy tín để thực hiện.

 

NHA KHOA ĐỨC HẬU- NHA KHOA UY TÍN NỤ CƯỜI TỰ TIN

Cơ sở 1: số 213 Lê Quý Đôn (ngã tư chợ Bo)  tp.Thái Bình, tỉnh Thái Bình

Cơ sở 2: số587 Lê Quý Đôn (ngã tư Ngô Quyền- Lê Quý Đôn)  tp.Thái Bình, tỉnh Thái Bình

Hotline: 098 661 44 55 – 098 957 83 25


Gọi tư vấn

Địa chỉ
Nhận khuyến mãi
Chat fb Zalo