NÂNG XOANG KÍN TRONG CẤY GHÉP IMPLANT?

Nâng xoang trong cấy ghép implant là thủ thuật nhằm đẩy cao phần xoang hàm lên trên, tránh bị va chạm với trụ chân răng implant khi cấy ghép vào trong xương hàm.

Có 2 kỹ thuật nâng xoang là nâng xoang kín và nâng xoang hở. Trong bài viết này, Nha khoa Đức Hậu đề cập sâu hơn về kỹ thuật nâng xoang kín để các bạn có thể hiểu rõ hơn về kỹ thuật này.

1.Nâng xoang kín là gì?

Nâng xoang kín là phương pháp nâng xoang từ bên trong, thông qua lỗ cấy ghép. Bác sĩ bóc tách nướu tại vị trí cần cấy ghép Implant, sau đó tạo một lỗ nhỏ trên xương hàm. Sau đó nâng xoang và trám xương nhân tạo vào vùng cần ghép xương. Kỹ thuật này xâm lấn tối thiểu, hạn chế cảm giác sưng đau, hạn chế số lần đi lại cho khách hàng.

Những khách hàng bị mất răng hàm trên lâu ngày sẽ dẫn đến tình trạng tiêu xương hàm nghiêm trọng. Xoang hàm trên không được nâng đỡ sẽ tụt xuống thấp. Trường hợp xoang hàm trên thấp, không đủ chỗ để đặt Implant, bác sĩ sẽ buộc phải nâng xoang.

Ngược lại,  trong trường hợp xương bị tiêu nhiều, đáy xoang gồ ghề, có dị tật, màng xoang dày và có dịch thì sẽ không thể thực hiện nâng xoang kín được, bác sĩ sẽ chỉ định nâng xoang hở.

2.Quy trình nâng xoang kín

Để thực hiện nâng xoang kín, các bác sĩ sẽ thực hiện theo các bước dưới đây!

Bước 1: Thăm khám và chụp phim X-quang xác định tình trạng xoang hàm trên.

Bước 2: Khoan lỗ nhỏ trên nướu răng khoảng 2mm, hướng khoan theo chiều dọc từ dưới lên.

Sau đó, bác sĩ sẽ sử dụng bộ dụng cụ nâng xoang nha khoa chuyên dụng bóc tách màng xoang ra khỏi đáy xoang.

Bước 3: Bơm xương nhân tạo qua lỗ khoan này thông qua ống bơm chuyên dụng. Lượng xương được bơm vào vừa đủ để xoang hàm được cố định tại vị trí cần thiết.

Bước 4: Đặt trụ implant (nếu có thể) và đóng lỗ khoan bằng chỉ tự tiêu.

Thông thường, kỹ thuật này sẽ dùng cho trường hợp xương hàm bị tụt không quá sâu, chỉ cần bổ sung lượng xương nhỏ.

3. Nâng xoang kín có đau, nguy hiểm không?

Nâng xoang là kỹ thuật yêu cầu phải thực hiện tiểu phẫu, có xâm lấn, mở vạt lợi và có tác động tới cấu trúc xương nên việc đau nhức là không thể tránh khỏi.

Tuy nhiên, nâng xoang kín có đau không cũng phụ thuộc vào nhiều yếu tố chủ quan và khách quan như ngưỡng chịu đau của từng người, tay nghề của bác sĩ thực hiện, trang thiết bị hỗ trợ bác sĩ trong quá trình nâng xoang.

Trong quá trình thực hiện, khách hàng được tiêm thuốc tê nên sẽ không cảm thấy đau đớn hay khó chịu gì. Sau khi thuốc tê hết, tùy vào cơ địa của từng người mà cảm giác đau sẽ dao động từ 4-7 ngày.

Vì đây là kỹ thuật rất phức tạp, đòi hỏi bác sĩ thực hiện phải nắm vững chuyên môn, có kinh nghiệm xử lý các tình huống linh hoạt. Bởi chỉ một sai sót nhỏ cũng gây ra những rủi ro khôn lường.

Rủi ro lớn nhất khi thực hiện nâng xoang là thủng màng xoang và nhiễm trùng.

Tuy nhiên, bạn cũng không phải lo lắng quá vì màng xoang hoàn toàn có thể khâu lại và phục hồi được.

Bạn cần tìm hiểu thật kỹ địa chỉ nha khoa uy tín để thực hiện nâng xoang cấy ghép implant nhé.

4.Sau khi nâng xoang bao lâu thì có thể cấy Implant?

Giống như các phương pháp can thiệp khác giúp đảm bảo lượng xương đủ để đặt trụ implant, sau khi nâng xoang, bệnh nhân cũng cần chờ một khoảng thời gian nhất định để xương mới bổ sung có thể tích hợp với xương cũ.

Do đó, sau khi nâng xoang, cô chú cần chờ từ 3-6 tháng để đảm bảo các bước tiếp theo (cụ thể là cấy trụ implant vào xương hàm) đạt được tỷ lệ thành công cao nhất, trụ răng implant chắc chắn hơn.

Trong một vài trường hợp đặc biệt, bác sĩ có thể đặt trụ implant ngay trong lần hẹn ghép xương nâng xoang. Tuy nhiên, trường hợp này khá ít, bác sĩ phải đánh giá và quyết định chuẩn xác mới có thể thực hiện được.

Rủi ro chính của việc nâng xoang là do sức khỏe và độ dày của màng xoang, nó có thể bị rách trong quá trình nâng cao. Trong hầu hết các tình huống điều này xảy ra trong quá trình phẫu thuật, bác sĩ phẫu thuật có các kỹ thuật để sửa chữa nó. Nếu việc sửa chữa không thành công, bác sĩ phẫu thuật của bạn có thể tạm dừng quy trình và để vết thương có thời gian lành lại.

Sau đó, nha sĩ của bạn có thể lặp lại nâng xoang khi mô đã lành, thường là trong vài tháng. Màng lành thường mạnh hơn và dày hơn, làm tăng tỷ lệ thành công cho lần thử thứ hai.

Các yếu tố khác cũng ảnh hưởng đến sự thành công của quy trình:

  • Nhiễm trùng, mặc dù hiếm, là một rủi ro của bất kỳ thủ thuật phẫu thuật nào.
  • Trong trường hợp xương hiện tại không kết hợp với vật liệu ghép, khu vực được ghép sẽ không phát triển nguồn cung cấp máu và sẽ không có xương để gắn mô cấy. Nếu điều này xảy ra, bạn có thể thực hiện lại quy trình nâng xoang.

NHA KHOA ĐỨC HẬU

Hotline: 0989 578 325

 CƠ SỞ 1: số 213- LÊ QUÝ ĐÔN – Ngã tư Chợ Bo – TP THÁI BÌNH

CƠ SỞ 2: Số 587 – LÊ QUÝ ĐÔN – Khu đô thị Trần Lãm – Tp Thái Bình


Gọi tư vấn

Địa chỉ
Nhận khuyến mãi
Chat fb Zalo