NHỔ RĂNG HÀM CÓ ĐAU và NGUY HIỂM KHÔNG ?

Thông thường nếu không có vấn đề nghiêm trọng, bác sĩ sẽ không bao giờ nhổ răng hàm cho bạn. Chỉ trong một vài trường hợp đặc biệt, bác sĩ sẽ xem xét và cân nhắc toàn bộ các lựa chọn rồi mới thực hiện loại bỏ răng hàm. Vậy nếu nhổ răng hàm thì có nguy hiểm gì? Có ảnh hưởng như thế nào? Xem chi tiết tại bài viết dưới đây.

1 .Có nên nhổ răng hàm không? Khi nào thì nên nhổ?

Mặc dù răng hàm có vai trò rất quan trọng đối với sức khỏe và thẩm mỹ. Nhưng với một số trường hợp dưới đây, việc nhổ răng hàm là bắt buộc:

1.1 Răng hàm bị sâu nặng

  • Khi răng hàm bị sâu quá nặng, việc trám răng hay bọc răng sứ sẽ không thể giúp phục hình thẩm mỹ cũng như chức năng nhai của răng hiệu quả.
  • Việc can thiệp nhổ răng hàm bị sâu có tác dụng ngăn ngừa vi khuẩn sâu răng lây lan sang những răng bên cạnh và tránh được các bệnh lý răng miệng nguy hiểm. Ví dụ như biến chứng viêm tủy răng, viêm quanh chân răng hay khiến hơi thở có mùi khó chịu.
  • Do đó, việc chủ động nhổ răng và có phương pháp điều trị thay thế để không làm ảnh hưởng đến các răng khác là giải pháp tối ưu nhất.

1.2 Các bệnh nha chu, viêm lợi nặng

  • Các bệnh nha chu, viêm lợi nặng xảy ra khi các mô nướu có chức năng nâng đỡ chân răng bị nhiễm trùng.
  • Thông thường, với các trường hợp nha chu nhẹ và vẫn còn có thể điều trị được, các bác sĩ sẽ chỉ xử lý phần viêm và không tác động thêm gì đến răng.
  • Tuy nhiên, khi tình trạng viêm quá nặng làm lây lan nhiễm trùng sang các chân răng bên cạnh, gây biến chứng nguy hiểm thì buộc phải nhổ răng hàm

1.3 Răng hàm mọc ngầm 

  • Con người có 3 răng hàm là răng số 6, 7 và 8. Thông thường, các răng số 6 và số 7 sẽ mọc đầy đủ và đảm nhận chức năng nghiền nát thức ăn. Tuy nhiên, có nhiều trường hợp bệnh nhân có răng số 6, số 7 mọc ngầm mà không thể sử dụng phương pháp phẫu thuật, chỉnh nha để đưa răng về vị trí thì buộc phải nhổ bỏ răng và trồng răng thay thế
  • Ngoài ra răng khôn được coi là trường hợp nhổ răng hàm phổ biến nhất. Chiếc răng này đa số mọc khá muộn nên không có đủ vị trí để phát triển bình thường, dẫn đến hiện tượng răng khôn mọc chìm hoàn toàn hoặc một phần dưới nướu.

1.4 Chỉnh nha

  • Đa số các ca niềng răng bác sĩ sẽ chỉ định nhổ các răng tiền hàm để không làm ảnh hưởng nhiều đến việc ăn uống cũng như thẩm mỹ của khách hàng.
  • Tuy nhiên, cũng có nhiều trường hợp bệnh nhân sẽ được chỉ định nhổ răng hàm để chỉnh nha. Răng hàm được chọn để nhổ chủ yếu là răng số 8, bởi chiếc răng này khá “vô dụng”, lại dễ gây ra biến chứng cho sức khỏe.
  • Ngoài ra, cũng có trường hợp nha sĩ sẽ nhổ răng hàm số 6 số 7 nếu trước đó bệnh nhân đã mất các răng này ở phía đối xứng để tránh làm xô lệch hàm và ổn định khớp cắn.
  • Tuy nhiên, đây là trường hợp hiếm gặp. Bởi vậy bạn nên tham khảo kỹ ý kiến của bác sĩ trước khi thực hiện thủ thuật này.

2. Các đối tượng không được nhổ răng hàm

Trong một số trường hợp bất khả kháng như đã nêu ở trên, bác sĩ sẽ chỉ định nhổ răng hàm. Tuy nhiên, không phải thời điểm nào và bất kỳ ai cũng thích hợp để thực hiện thủ thuật này. Dưới đây là các trường hợp không được nhổ răng hàm:

2.1 Viêm nhiễm tại chỗ

  • Nếu răng bạn đang trong thời gian điều trị các bệnh như viêm lợi, nhiễm trùng,… thì bạn không nên nhổ răng. Lúc này, các ổ nhiễm trùng thường lây lan sang vùng nướu xung quanh, gây đau đớn. Cho dù tiêm thuốc tê liều mạnh cũng sẽ không có tác dụng giảm đau, nên khi nhổ răng sẽ có cảm giác rất đau và khó chịu.
  • Ngoài ra, việc nhổ răng khi răng đang bị nhiễm trùng có thể dẫn tới tình trạng nhiễm trùng máu. Do đó, bạn nên điều trị theo chỉ định của bác sĩ cho đến khi tình trạng sức khỏe đủ ổn định rồi mới nhổ răng.

2.2 Phụ nữ đang có kinh nguyệt

Trong những ngày “rụng dâu”, hàm lượng nội tiết tố ở phụ nữ thường tăng rất cao. Nếu nhổ răng lúc này, chị em dễ bị viêm nhiễm và khó cầm máu. Vì vậy tốt nhất chị em nên đợi cho đến khi qua kỳ “đèn đỏ” khoảng 1 tuần rồi mới làm tiểu phẫu.

2.3 Người mắc bệnh mãn tính hoặc đang dùng kháng sinh

Những người có các bệnh mãn tính như tiểu đường, tim mạch,… hay đang sử dụng thuốc kháng sinh nên thận trọng khi nhổ răng. Vì nếu nhổ răng trong thời kỳ điều trị bệnh, bạn có thể gặp phải các hội chứng như khó đông máu, gây ra nhiều biến chứng khi làm thủ thuật.

2.4 Người mới ốm dậy

Khi vừa khỏi ốm, sức đề kháng của chúng ta sẽ bị giảm sút rõ rệt. Điều này ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng đông máu và lành vết thương. Do đó, nhổ răng lúc này sẽ rất dễ bị nhiễm trùng, mất nhiều máu.

3. Nhổ răng hàm có đau không?

  • Nhiều người thường nghĩ nhổ răng hàm sẽ đau hơn so với nhổ những răng khác. Vì các răng cối có kích thước lớn hơn, chân răng to và bám sâu vào trong nướu, lại nằm gần với các dây thần kinh cảm giác.
  • Tuy nhiên trên thực tế, nhổ răng hàm không gây ra quá nhiều đau đớn. Trong suốt quá trình thực hiện, bác sĩ sẽ sử dụng thuốc tê để giúp khách hàng không cảm nhận được bất kỳ cảm giác đau nhức, khó chịu nào
  • Sau khi nhổ răng hàm, bạn có thể thấy đau do thuốc tê đã hết. Mức độ đau tùy vào cơ địa của mỗi người, nhưng thường không quá dữ dội và sẽ giảm dần rồi hết hẳn sau 3 – 4 ngày.
  • Do đó, bạn không nên quá lo lắng mà hãy thảo luận với bác sĩ về tình trạng cụ thể của mình để đưa ra quyết định phù hợp nhất.
  • Bên cạnh đó bạn có thể sử dụng thêm phương pháp nhổ răng có sự hỗ trợ của máy siêu âm Piezotome để giúp quá trình nhổ răng trở nên nhẹ nhàng và đơn giản hơn cũng như quá trình phục hồi nhanh hơn

NHA KHOA ĐỨC HẬU – NHA KHOA UY TÍN, NỤ CƯỜI TỰ TIN

Cơ sở 1: số 213 Lê Quý Đôn (ngã tư chợ Bo)  tp.Thái Bình, tỉnh Thái Bình

Cơ sở 2: số587 Lê Quý Đôn (ngã tư Ngô Quyền- Lê Quý Đôn)  tp.Thái Bình, tỉnh Thái Bình

Hotline: 098 661 44 55 – 098 957 83 25


Gọi tư vấn

Địa chỉ
Nhận khuyến mãi
Chat fb Zalo