NIỀNG RĂNG TRONG SUỐT CÓ PHẢI NHỔ RĂNG KHÔNG? NHỔ MẤY CÁI RĂNG

Niềng răng trong suốt có phải nhổ răng không là câu hỏi, thắc mắc của rất nhiều bạn trước khi có ý định sử dụng phương pháp này. Trên thực tế kỹ thuật niềng răng vô hình vẫn cần nhổ răng và nhổ bao nhiêu răng cũng tùy thuộc và từng trường hợp răng miệng khác nhau.

1. Niềng răng trong suốt có phải nhổ răng không

Niềng răng trong suốt hiện nay là kỹ thuật chỉnh nha tiên tiến và tối ưu nhất, đảm bảo rất nhiều về sự tiện lợi cũng như thẩm mỹ cho khách hàng. Tuy nhiên cũng giống như những phương pháp phục hình răng khác, niềng răng trong suốt vẫn cần phải nhổ răng với số lượng răng nhất định.

Do bản chất của việc niềng răng là nắn chỉnh lại hàm răng, dịch chuyển răng sai lệch về các vị trí tiêu chuẩn trên cung hàm bằng các khí cụ nha khoa chuyên dụng. Thành quả sẽ là một hàm răng đều, cân đối và thẩm mỹ.

Chính vì thế để nắn chỉnh răng cần một khoảng trống nhất định giữa các răng để dịch chuyển. Nếu tình trạng răng xô lệch hiện tại của bạn khiến răng không có khoảng trống để dịch chuyển thì bạn sẽ được bác sĩ chỉ định nhổ ít nhất 1 răng.

Nhổ răng không chỉ tạo khoảng trống cần thiết, tạo điều kiện thuận lợi cho việc niềng răng, mà còn giúp bạn ngăn ngựa các bệnh lý về răng miệng cũng như giảm thiểu các vấn đề xô lệch răng trong quá trình chỉnh nha, đặc biệt là đối với răng số 8.

 

Niềng răng trong suốt có phải nhổ răng không

2. Niềng răng trong suốt cần nhổ bao nhiêu răng

Trước khi niềng răng trong suốt, cần nhổ bao nhiêu răng sẽ phụ thuộc vào tình trạng xô lệch của răng. Nếu ở những mức độ xô lệch nghiêm trọng, bạn cần nhổ nhiều răng hơn, tối đa là 3 răng, dành cho những trường hợp răng mọc chen chúc quá nhiều. Còn các trường hợp thông thường bác sĩ sẽ chỉ nhổ 1 răng là thích hợp nhất.

Răng số 4, số 5 và số 8 chính là 3 răng thường được bác sĩ chỉ định nhổ tr

ong trường hợp cần thiết.

– Răng số 4: răng này thường được chỉ định nhổ đầu tiên. Do răng này nằm ở chính giữa cung hàm, có kích thước vừa phải, không quá to cũng không quá nhỏ nên có thể tạo ra khoảng trống vừa phải để nắn chỉnh răng. Hơn nữa răng số 4 về chức năng cũng không quá quan trọng nên có thể nhổ đầu tiên mà không lo ảnh hưởng gì.

– Răng số 5: tương tự như răng số 4, răng số 5 về chức năng cũng không đóng góp nhiều nên thường được chỉ định nhổ sau răng số 4. Răng này cũng ở vị trí ngay bên cạnh răng số 4 nên về cấu trúc cũng tương đương nhau.

– Răng số 8 (răng khôn): răng khôn thường được bác sĩ khuyến cáo nhổ trước khi niềng. Do răng này mọc muộn nhất nên chức ăn ăn nhai không có nhiều, tác dụng rất ít. Hơn nữa răng này còn hay mọc lệch, mọc chìm, ngang hẳn sang 1 bên làm ảnh hưởng đến sức khỏe răng miệng, cấu trúc hàm, gây đau đớn, khó chịu.

3. Trường hợp nào cần nhổ răng khi niềng răng trong suốt

Niềng răng trong suốt cần nhổ răng nhưng không phải trường hợp nào cũng cần phải nhổ răng. Để quá trình nhổ răng được thuận lợi và đem lại kết quả tốt nhất, bác sĩ sẽ chỉ định nhổ bỏ 1 số răng dư thừa. Những trường hợp cần nhổ răng trước khi niềng chủ yếu như sau:

– Răng hô, móm: răng mọc chìa ra ngoài hoặc thụt vào trong ở hàm trên, hàm dưới hoặc cả 2, ảnh hưởng đến thẩm mỹ khuôn mặt, hàm răng. Trường hợp này các bác sĩ sẽ chỉ định nhổ từ 2 – 4 răng để lấy khoảng trống chữa hô, móm.

– Răng mọc chen chúc, lộn xộn: với những người có cơ địa về khung hàm nhỏ, răng thường mọc chen chúc, lộn xộn. Điều này không chỉ gây mất thẩm mỹ mà còn gia tăng các bệnh lý về răng miệng

– Sai khớp cắn: sai khớp cắn khiến 2 hàm răng không có sự tương quan với nhau về khớp cắn, làm suy giảm chức năng ăn, nhai. Nhổ răng trong trường hợp này để giúp cho răng dịch chuyển về đúng vị trí khớp cắn.

– Trong trường hợp mọc răng khôn (răng số 8) thì cần nhổ luôn răng này để tránh trường hợp răng mọc ngầm, mọc xiên làm xô lệch hàng răng. Còn nếu răng số 8 mọc bình thường, không gây đau đớn hay trở ngại gì thì đến quá trình niềng răng thì không cần nhổ răng này.

Nhổ răng ngoài cảm giác đau đớn thì không ảnh hưởng gì đến sức khỏe. Tuy nhiên nếu nhổ răng tại các cơ sở uy tín, đảm bảo chất lượng, tay nghề bác sĩ cao thì cảm giác đau đớn cũng được giảm thiểu rất nhiều.

Thông thường răng số 4 và số 5 là 2 răng bác sĩ chỉ định nhổ bỏ. Do nhóm răng này chức năng không nhiều nên sẽ không ảnh hưởng đến người bệnh.

Các trường hợp cần nhổ răng khi niềng răng trong suốt

4. Trường hợp nào không cần nhổ răng khi niềng răng trong suốt

Tuy nhiên không phải tất cả mọi trường hợp niềng răng trong suốt đều cần nhổ răng. Nếu răng bạn đã có đủ khoảng trống trên cung hàm cho răng dịch chuyển thì không cần nhổ răng. Hoặc bạn đang ở 1 trong 2 trường hợp sau thì cũng không cần nhổ răng:

– Răng thưa: trường hợp này răng đã có đủ khoảng trống trên cung hàm để dịch chuyển về đúng vị trí như mong muốn nên không cần nhổ răng.

– Trẻ em niềng răng trong suốt: trẻ em khi niềng răng trong suốt sẽ không cần nhổ răng do răng trẻ vẫn đang trong quá trình phát triển, răng cũng như hàm dễ dàng uốn nắn hơn. Chính vì vậy bác sĩ có thể dùng những kỹ thuật khác đơn giản hơn nhổ răng như nong hàm (mở rộng cung hàm) hoặc mài bớt kẽ răng.

Việc nong hàm cũng như mài bớt kẽ răng có rất nhiều tác dụng cho đối trượng trẻ nhỏ, giúp răng đều hơn, có khoảng trống thích hợp trước khi niềng cũng như hạn chế tối đa vấn đề nhổ răng.

Do trẻ em còn nhỏ nên thường có tâm lý sợ đau khi nhổ răng và nhổ răng cũng phần nào ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ nhỏ.

Các trường hợp không cần nhổ răng

Niềng răng trong suốt có phải nhổ răng không? Mặc dù cần nhổ răng nhưng cũng sẽ chỉ áp dụng với 1 vài trường hợp đặc thù, không phải tất cả trường hợp niềng răng trong suốt đều cần nhổ răng. Để biết chính xác về tình trạng răng miệng của mình, bạn nên đến các cơ sở nha khoa để thăm khám và tham khảo ý kiến từ bác sĩ, chuyên gia.


Gọi tư vấn

Địa chỉ
Nhận khuyến mãi
Chat fb Zalo